Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đã bớt khắt khe hơn so với trước. Tuy nhiên, các ứng viên tham gia chương trình việc làm tại đất nước “hoa anh đào” này nên xác định được những thế mạnh cũng như khả năng chuyên môn của mình để lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp với năng lực, đảm bảo nhanh chóng trúng tuyển đơn hàng.
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những cách lựa chọn nghề nghiệp khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản giúp bạn nhanh chóng có được thiện cảm với nhà tuyển dụng và có được công việc mình mong muốn.
Bạn là lao động phổ thông chưa có tay nghề?
Nếu thuộc đối tượng lao động phổ thông chưa có tay nghề thì độ tuổi là yếu tố khá quan trọng mà bạn cần lưu tâm khi quyết định lựa chọn ngành nghề khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong đó:
- Độ tuổi từ 26 – 34 tuổi, các bạn có thể lựa chọn các ngành nghề như nông nghiệp, dệt may, xây dựng…
- Độ tuổi từ 18 – 26 thì phù hợp hơn với những ngành nghề như lắp ráp linh kiện điện tử, đóng gói sản phẩm, chế biến thủy sản…
Ngoài ra, các yếu tố như ngoại hình, sức khỏe, tính cách cũng là những tiêu chí giúp bạn có thể xác định được mình nên tu nghiệm ngành gì để phù hợp nhất. Chẳng hạn như bạn chưa từng làm công việc tay chân nặng nhọc mà đăng ký đi xuất khẩu lao động ngành xây dựng thì chắc chắn đây không phải lợi thế của bạn, hay những công việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ như dệt may mà không phải là sở trường của bạn thì không nên đăng ký tham gia…
Mặt khác, những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc cũng như năng lực tiếng Nhật sẽ được ưu tiên khá nhiều khi đăng ký tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng có tay nghề cao. Do đó, việc nâng cao trình độ tiếng Nhật là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn đã từng đi nghĩa vụ quân sự thì cũng sẽ được các ông chủ Nhật ưu tiên lựa chọn hơn nhờ tính kỷ luật quân đội.
Bạn là lao động có tay nghề?
Nếu bạn đã có kinh nghiệm tay nghề làm việc rồi thì tốt nhất nên lựa chọn những đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản theo đúng chuyên ngành mình đã được học để đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc. Những công việc đòi hỏi tay nghề cao như cơ khí chế tạo, tiện, hàn, phay hay ngành may mặc, điện tử… đang là các ngành nghề được tuyển dụng khá phổ biến với mức lương cơ bản cơ hơn so với những ngành nghề khác.
Tóm lại, khi lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn nên chọn sao cho phù hợp với năng lực bản thân, tránh tình trạng gượng ép bản thân đăng lý những công việc mà mình không yêu thích.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nên chọn ngành chế biến thực phẩm hay nông nghiệp? - 21/07/2017 03:39
- 4 bí quyết giúp bạn có thu nhập cao khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản - 20/07/2017 08:36
- Đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng này khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản - 19/07/2017 03:13
- Bạn biết gì về đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc? - 19/07/2017 03:04
- Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí có khó không? - 17/07/2017 09:29
Các tin khác
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có thực sự an toàn? - 16/07/2017 08:45
- Xin visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với những bí quyết sau - 16/07/2017 08:36
- Vì sao nên chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản diện kỹ sư? - 16/07/2017 08:26
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nào dễ đi nhất? - 15/07/2017 03:52
- Nếu muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc thì đừng bỏ qua bài viết này - 15/07/2017 03:43