fbpx
vienja

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may đang là sự lựa chọn của nhiều lao động nữ, nhất là những lao động nữ có tay nghề. Bởi Nhật Bản là một quốc gia có ngành dệt may rất phát triển, có công việc ổn định với mức thu nhập cao. Tuy nhiên, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may có những thuật lợi và khó khăn gì?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Thuận lợi khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may

Nhật Bản là một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại và phát triển, là một cường quốc kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.Chính vì vậy, các công nhân làm việc trong lĩnh vực dệt may tại Nhật luôn được tiếp cận với hệ thống máy móc, kỹ thuật tiên tiến nhất như máy gấp, máy đóng gói sản phẩm, hệ thống giặt là hơi… Bên cạnh đó, dệt may cũng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn nên luôn cần lượng lao động lớn làm việc trong các nhà xưởng. Điều này sẽ mang đến cơ hội trúng tuyển cho các thực tập sinh khi tham gia đăng ký ứng tuyển vào các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may.

So với các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản khác, tổng chi phí đi xuất khẩu đơn hàng dệt may thường khá thấp, chỉ khoảng 100 – 120 triệu VNĐ. Mặt khác, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may, người lao động còn có thể yên tâm về khả năng trúng tuyển của mình, vì điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may cũng không quá khắt khe về ngoại hình hay bằng cấp, độ tuổi thi tuyển cũng cao hơn so với các ngành khác…

Một điểm thuận lợi nữa khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may phải kể đến nữa là công việc làm may ở đây không đòi hỏi số lượng sản phẩm mà chỉ chú trọng đến chất lượng. Vì vậy, công việc sẽ không quá mệt nhọc, phù hợp với đa số các lao động nữ

Những thuật lợi và khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may có khó khăn gì?

Bên cạnh những thuật lợi từ các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may mang lại, người lao động cũng phải hết sức lưu ý trước những khó khăn sau:

  • Người lao động phải may cẩn thận, kỹ lưỡng, các đường chỉ phải thẳng và không được để xảy ra bất cứ lỗi gì. Đặc biệt, nếu là đơn hàng may thời trang thì yêu cầu về tay nghề sẽ càng khắt khe hơn.
  • Do tính chất công việc là làm việc trên dây chuyền với quy trình may hiện đại nên chông việc sẽ làm theo đúng thời gian quy định. Mặc dù bên phía xí nghiệp Nhật Bản không yêu cầu làm nhanh nhưng người lao động vẫn cần phải đảm bảo đúng quy trình để theo kịp thời gian quy định. Do đó, người lao động sẽ không tránh khỏi phải chịu áp lực công việc cao về độ chính xác, thời gian và phải làm việc liên tục không có thời gian “chết”…
  • Khi tham gia các đơn hàng dệt may, mức lương mà người lao động được hưởng thường sẽ thấp hơn so với các ngành khác như nông nghiệp, cơ khí hay xây dựng… Nhưng đổi lại, các bạn sẽ được làm việc trong môi trường an toàn, sạch sẽ với tính chất công việc nhẹ nhàng…
  • Các bạn sẽ phải tham gia làm thêm, tăng ca nhiều khi xí nghiệp có nhiều hợp đồng. Do đó, bạn sẽ có ít thời gian nghỉ ngơi hơn.

Trên đây là một số thông tin về những thuận lợi và khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may. Nếu bạn đang có ý định tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng này thì có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình. Chúc các bạn thành công!

TUYỂN 200 ĐIỀU DƯỠNG VIÊN

Tuyển điều dưỡng viên Nhật bản

Tổng Đài Tư Vấn

HOTLINE
0349631269
zalo : 0975126966
 

Đăng Ký Ứng Tuyển

 
Vui lòng nhập Họ và tên.
Vui lòng nhập Năm sinh
Vui lòng nhập Quê quán
Vui lòng nhập Đơn hàng.
Vui lòng nhập Số điện thoại.
Tính tổng: ? + ? = ? *

Người dùng đang online

Đang có 430 khách và không thành viên đang online

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BẢO VIỆT

+ Cơ sở 1: 59 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. 

Cơ sở 2: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Cơ sở 3: 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Điện thoại: 0349631269

+ Email: lienhe@nhatbanworks.net

+ Website: nhatbanworks.net

             

 

FACEBOOK FANPAGE

Công ty Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản hoạt động theo giấy phép số 228 của BLĐTB-XH