Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là hướng đi lao động được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất hiện nay. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui được đi Nhật làm việc thì không ít bạn lại lo lắng không biết sang Nhật sẽ làm công việc gì tốt. Đặc biệt là các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp luôn khiến rất nhiều bạn băn khoăn.
Vậy nên đi hay không nên đi đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công việc làm nông nghiệp, mức lương và môi trường làm việc thực tế của lao động Việt Nam đang làm ở bên đây nhé!
Thực trạng lao động làm nông nghiệp tại Nhật Bản
Khác xa so với ngành nông nghiệp tại Việt Nam, làm nông nghiệp tại Nhật Bản không phải là sản xuất với mô hình nông nghiệp hộ gia đình mà là sản xuất theo quy mô công nghiệp hiện đại. Do đó, những nơi nhận lao động Việt sang làm nông nghiệp tại Nhật cũng không phải hộ gia đình mà là những công ty, xí nghiệp sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, thực phẩm liên quan đến nông nghiệp rất lớn tại quốc gia phát triển hàng đầu Châu Á này.
Hiện nay, trong mô hình làm nông nghiệp tại Nhật Bản thường có chăn nuôi, làm vườn, trồng hoa quả, chế biến nông sản… Mặt khác, môi trường làm việc có thể làm trong nhà kính hoặc ngoài trời, tùy thuộc vào đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý rằng khi tiếp nhận xí nghiệp làm việc chỉ được chọn một trong những chuyên môn riêng làm tiêu chí ứng tuyển chứ không được chọn lựa chung, đó thường là thế mạnh của xí nghiệp trong phát triển kinh doanh.
Những lợi thế và bất cập khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp
Có thể nói, dù bạn lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản lĩnh vực nào đi chăng nữa thì vẫn tồn tại song song những lợi thế và bất cập. Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp cũng vậy.
Về lợi thế khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp
Thời gian làm việc trong ngành nông nghiệp tại Nhật thường liên tục chứ không bị ngắt quãng theo mùa vụ giống như ở Việt Nam. Chính vì vậy, người lao động có thể nhận làm thêm nhiều cả những ngày nghỉ và chủ nhập nhằm tăng thêm thu nhập. Mặt khác, trong khi làm việc, bạn không phải ngồi một chỗ hay đứng cố định ở một chỗ mà sẽ thường xuyên được di chuyển và hoạt động chân tay nhẹ nhàng liên tục. Điều này sẽ giúp cho bạn không bị mệt mỏi nhiều.
Một điều hấp dẫn ở các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp nữa đó là người lao động thường được hỗ trợ thức ăn và nhà ở. Vì các doanh nghiệp nông nghiệp tại Nhật hay ở các vùng quê nên thức ăn có sẵn và khá rẻ, tiền nhà ở cũng khá thấp so với nhiều khu vực khác. Đặc biệt, khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp, có nhiều đơn hàng còn không phải đóng thuế thu nhập sẽ là cơ hội giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.
Những bất cập khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm nông nghiệp
Khác với các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí, chế biến thực phẩm, đi làm nông nghiệp Nhật Bản hay phải làm ngoài trời nên thường khá vất vả cho người lao động. Bên cạnh đó, đa số địa điểm làm việc thường ở vùng quê nên sẽ gây ra khá nhiều khó khăn trong việc di chuyển cho người lao động, nhất là những bạn có nhu cầu học tiếng Nhật sẽ phải đi xa để học…
Cơ hội học hỏi kỹ năng kinh nghiệm khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp
Nếu như làm nông nghiệp tại nước ta là làm thủ công, nhỏ lẻ thì tại Nhật, ngành nông nghiệp thường được làm với quy mô lớn, có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó, khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp, bạn không chỉ có được một công việc ổn định với mức lương cao mà còn có cơ hội học hỏi lỹ năng, kinh nghiệm làm việc của con người nơi đây, từ đó áp dụng vào sản xuất tại Việt Nam khi trở về nước.
Có thể thấy, nhìn sâu vào tổng thể sẽ dễ dàng nhận ra đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp lợi nhiều hơn hại. Vì vậy, nếu bạn yêu thích ngành nghề này và muốn được sang Nhật làm việc thì hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé! Chúc các bạn thành công!
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Top 3 đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao, chi phí thấp bạn không nên bỏ qua - 31/07/2017 08:32
- Những thuật lợi và khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành dệt may - 31/07/2017 08:21
- 10 khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể bạn chưa biết - 31/07/2017 08:02
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản nên đi mấy năm là đủ? - 29/07/2017 09:13
- Chỉ mới tốt nghiệp cấp 2 có được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản? - 29/07/2017 09:05
Các tin khác
- Mức lương bình quân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu? - 27/07/2017 03:25
- Lý do đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thực sự khó như bạn nghĩ? - 26/07/2017 10:22
- Nên chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay Singapore? - 26/07/2017 09:51
- Cần chuẩn bị gì trước khi lên máy bay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản? - 26/07/2017 09:42
- Lựa chọn ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo giới tính - 25/07/2017 02:20