Xuất khẩu Nhật Bản ngành cơ khí đang là một trong những lĩnh vực “hot” thu hút được nhiều lao động nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thực tập sinh lo lắng liệu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí có vất vả không? Đây cũng là dấu hỏi mà rất nhiều thân nhân của người lao động đang làm việc tại Nhật Bản vô cùng quan tâm.
Vậy các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí có tính chất công việc như thế nào? Có vất vả không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
Tính chất công việc của ngành cơ khí tại Nhật
Nếu so sánh ngành cơ khí với các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản như may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp hay xây dựng… thì lao động ngành cơ khí nghe có vẻ vất vả hơn. Nhưng sự thực thì lại hoàn toàn ngược lại, bởi tại Nhật người lao động làm việc trong ngành cơ khí sẽ được tiếp cận với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đồng thời được làm việc bằng cách áp dụng kiến thức khoa học công nghệ mới chứ không phải lao động tay chân và phải dùng sức nhiều như ở Việt Nam. Vì thế, người lao động không hề mất sức hay cảm thấy quá vất vả khi làm việc tại các công ty cơ khí Nhật Bản.
Tuy nhiên, để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường nhà xưởng, xí nghiệp hiện đại thì đòi hỏi người lao động phải trải qua một quá trình đào tạo khắt khe từ khi ở Việt Nam và sau khi được xuất khẩu lao động sang Nhật. Sau khi đã nắm vững và thành thạo quy trình làm việc, người lao động sẽ cảm thấy công việc cơ khí thực sự nhẹ nhàng, không áp lực và vất vả như mình nghĩ.
Thời gian làm việc trong ngành cơ khí khi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo quy định chung của Bộ luật Lao động Nhật Bản, thời gian làm việc của người lao động làm việc trong ngành cơ khí sẽ là 8h/ ngày và làm tối đa 5 ngày/ tuần. Tuy nhiên, các công ty, xí nghiệp cơ khí Nhật Bản luôn tạo thêm điều kiện để người lao động có thể được làm thêm giờ nhằm tăng thêm thu nhập. Trung bình, tổng số giờ làm tối đa của người lao động trong 1 năm làm việc tại Nhật sẽ là 2087 giờ.
Như vậy, nếu tính theo quy định về số giờ làm việc tại Nhật Bản thì thời gian 8h/ ngày là phù hợp. Kết thúc thời gian làm việc, người lao động còn đến tận 16 giờ để nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi, giải trí… Nếu người lao động làm thêm, vất vả chỉ là phải bớt ra 1 – 2 giờ nghỉ ngơi, vui chơi để làm việc tăng ca kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, người lao động sẽ không bị mất quá nhiều sức lực như khi làm cơ khí ở Việt Nam.
Mức lương ngành cơ khí Nhật Bản có cao không?
Không những có tính chất công việc không quá vất vả mà xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành cơ khí còn có mức lương khá hấp dẫn dành cho người lao động. Trung bình một thực tập sinh làm việc trong lĩnh vực cơ khí sẽ nhận được mức lương cơ bản từ 140.000 – 160.000 Yên/ tháng, tùy thuộc vào phía doanh nghiệp Nhật Bản cũng như đơn hàng cơ khí mà người lao động tham gia có thể mức lương còn cao hơn nữa.
Đặc biệt, các đơn hàng cơ khí còn khá đa dạng như hàn xì, hàn dập kim loại, gia công cơ khí, lắp ráp… sẽ mang đến nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho người lao động Việt Nam.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng có thực sự an toàn? - 16/07/2017 08:45
- Xin visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với những bí quyết sau - 16/07/2017 08:36
- Vì sao nên chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản diện kỹ sư? - 16/07/2017 08:26
- Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nào dễ đi nhất? - 15/07/2017 03:52
- Nếu muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành may mặc thì đừng bỏ qua bài viết này - 15/07/2017 03:43
Các tin khác
- Nữ giới đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không nên bỏ qua những ngành này - 13/07/2017 07:58
- Vì sao nữ giới nên chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành chế biến thực phẩm? - 12/07/2017 07:53
- Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng? - 12/07/2017 07:40
- Văn hóa và con người Nhật Bản – Những điều bạn không thể bỏ qua nếu muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản - 11/07/2017 10:20
- Top 3 ngành xuất khẩu lao động Nhật Bản có mức lương cao nhất - 11/07/2017 10:09